Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng 7 Bước
Tin tức
Tin tức
Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng 7 Bước
Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng 7 Bước
I . Khảo sát địa điểm xây dựng ao
1.1 Môi trường địa lý: Chọn vị trí ao nuôi tôm theo đúng quy hoạch mục đích sử dụng đất của địa phương. Nền đất phải là đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn bã hữu cơ, có kết cấu chặt chẽ, giữ nước tốt.
1.2 Điện nước: Đủ điều kiện cấp thoát nước dễ dàng – tiết kiệm hệ thống bơm xả. Chủ động nguồn nước cấp, không bị ô nhiễm nước. Thuận lợi giao thông vận chuyển vật tư thức ăn, đủ điện cung cấp.
II. Xây dựng ao nuôi
2.1 Hệ thống ao nuôi bao gồm: Ao lắng (chiếm 20 – 25% diện tích), ao nuôi (chiếm 60 – 70% diện tích) và ao xử lý chất thải (10 – 15% diện tích).
2.2 Thiết kế ao ương: Tùy điều kiện từng hộ nuôi mà có thể thả nuôi trực tiếp hoặc thả ương trước khi đưa vào ao nuôi.
2.3 Thiết kế ao nuôi: Tùy diện tích đất mà thiết kế nhưng ao nuôi nên có diện tích 1.500 – 3.000 m2, bờ ao 2 – 2,5 m, mức nước 1,4 – 2 m. Ao nuôi hình vuông hoặc chữ nhật, góc ao nên bo tròn. Rào lưới bao quanh để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh. Đáy ao phẳng và nghiêng về cống thoát. Bờ ao nên lót bạt để chống xói lở, hạn chế rò rỉ.
2.4 Thiết kế xi phông xử lý chất thải:
III. Chuẩn bị ao nuôi
3.1 Cải tạo ao: Ao lắng và Ao nuôi
– Bước 1: Tháo cạn nước ao nuôi và ao lắng, sên vét làm sạch đáy ao, loại bỏ các địch hại có trong ao từ vụ nuôi trước. Gia cố bờ ao chắc chắn, lót bạt bờ ao (nếu có) để chống xói lở và hạn chế bị rò rỉ. Rào lưới xung quanh để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài. Tùy vào điều kiện, mật độ nuôi mà đáy ao có thể lót bạt nhằm hạn chế nước đục, nâng cao độ hòa tan của oxy giúp tôm tăng trưởng tốt hơn.
– Bước 2: Bón vôi đá (CaO), tùy vào điều kiện pH đất mà bón cho phù hợp theo bảng 6.
* Lưu ý: Sau khi bón vôi đá (CaO), tùy vào điều kiện chất đất mà có thể bón lót thêm lượng vôi nông nghiệp CaCO3 hoặc vôi Dolomite cho phù hợp. Có thể bổ sung thêm khoáng vi lượng tác dụng làm tăng độ kiềm đối với những ao nuôi lâu năm, nghèo dinh dưỡng và dễ gây màu nước.
– Bước 3: Phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày đến khi nứt chân chim thì tiến hành lấy nước.
Đối với những ao nuôi không phơi được: bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về góc cuối ao, bơm chất thải vào ao chứa thải sau đó bón vôi với liều lượng như Bước 2. Sau khi bón vôi xong phải cấp nước vào ao ngay ngày hôm sau để tránh hiện tượng xì phèn.
* Đối với ao mới: Cần có thời gian ngâm rửa đáy ao từ 2-3 lần rồi tiến hành xử lý như các Bước 1, 2, 3.
3.2 Lấy nước và xử lý nước
– Bước 1: Lấy nước vào ao lắng (qua túi lọc) cho đầy ao, lắng 3-5 ngày.
– Bước 2: Cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi (qua túi lọc) đạt từ 1,3–1,4 m, tiến hành chạy quạt liên tục 3 ngày cho trứng cá và giáp xác nở.
– Bước 3: Nếu có cá tạp → Diệt cá. Sau đó diệt khuẩn
– Bước 4: Bón vôi canxi, dolomite ổn định pH và kiềm. Khu vực dùng nước giếng để nuôi tôm cần bón EDTA để khử kim loại nặng và phèn. Bón yucca khử khí độc.
3.3 Gây màu nước
– Gây màu nước bằng mật đường + cám gạo + bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ. Liều lượng: 3kg/1.000m3 nước ao, tạt liên tục 3 ngày vào lúc 9-10 giờ sáng kết hợp với vôi Dolomite 10-15kh/m3. Khi màu nước trong ao chuyển sang màu của tảo khuê (vàng hay nâu nhạt) hay màu xanh vỏ đậu thì tiến hành sử dụng 03 kg mật đường/100m3 nước kết hợp cấy men vi sinh rồi tiến hành thả giống.
– Đối với những ao khó gây màu nước, hay màu nước không bền nên bổ sung thêm các thành phần khoáng, tảo Silic kết hợp sử dụng dây xích kéo đáy 2 lần/ngày.
Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường trước khi thả tôm:
- pH: 7.5 – 8,5 ( Dao động trong ngày không quá 0,5)
- Độ kiềm: 120-180 mg/lít
- Độ mặn: 5-25%0 (tốt nhất >5%0)
- Độ trong: 30 – 40cm
- NH3 < 0,1mg/l
- H2S < 0,03 mg/l
- Hàm lượng Oxy hòa tan > 5mg/l
– Lưu ý: Chạy quạt thường xuyên vào ban ngày nhằm kích thích tảo phát triển.
IV. THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẠT NƯỚC
4.1 Vị trí đặt cánh quạt nước:
– Cách bờ 1,5m.
– Khoảng cách giữa 2 cánh quạt nước từ 40-60 cm, lắp so le nhau.
– Tùy theo hình dạng ao mà bố trí cánh quạt nước tạo được dòng chảy tốt nhất, nếu mật độ nuôi > 60 con/m2 cần lắp đặt thiết bị cung cấp oxy đáy để cung cấp đủ nhu cầu oxy cho tôm nuôi.
– Số lượng cánh quạt và thời gian chạy quạt theo bảng 1 và bảng 2:
4.2 Quản lý oxy hòa tan
Hệ thống cung cấp oxy cho tôm thẻ chủ yếu sử dụng cánh quạt nhựa và quạt lông nhím (quạt muỗng). Ưu điểm của quạt lông nhím (quạt muỗng):
– Tạo ra oxy nhiều hơn so với cánh quạt nhựa.
– Đưa hàm lượng oxy xuống tầng đáy sâu hơn.
Trong ao nuôi nếu kết hợp được cả 2 loại cánh quạt nhựa cánh quạt lông nhím theo tỉ lệ 1:1 là tốt nhất vì vừa tạo dòng chảy tốt để tạo vùng cho ăn và sinh hoạt sạch cho tôm, tăng khả năng cung cấp oxy hòa tan.
* Lưu ý:
– Oxy hòa tan luôn đảm bảo lớn hơn 5 mg/l.
– Tháng 1: Sau khi cho ăn 1 giờ tiến hành chạy quạt.
– Tháng thứ 2 trở đi: tắt 50% hệ thống quạt nước khi cho ăn và sau 01 giờ tiến hành chạy quạt trở lại bình thường.
V. CHỌN GIỐNG VÀ THẢ GIỐNG
5.1 Chọn giống
– Chọn con giống ở các cơ sở có uy tín, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
* Chọn giống bằng cảm quan
– Tôm có chiều dài ≥1cm, kích cỡ đồng đều, ruột đầy thức ăn, hoạt động nhanh nhẹn, không dị hình, hình dáng cân đối, không cong thân, râu thẳng kéo dài tận đuôi, có màu sáng trong, thức ăn đầy ruột.
* Chọn giống qua xét nghiệm
Xét nghiệm tôm giống không nhiễm các bệnh đốm trắng, đầu vàng, taura, vi khuẩn Vibrio, kiểm tra dấu hiệu bất thường trên gan tụy bằng phương pháp PCR hoặc mô học.
5.2 Thả giống
– Thả ương với mật độ từ 600 – 1.000 con/m2.
– Mật độ thả nuôi: 30-80 con/ m2.
– Chạy quạt trước khi thả giống khoảng 6 giờ, để đảm bảo lượng oxy hòa tan đạt từ 5mg/l trở lên.
– Thuần tôm 30 phút sau đó tiến hành thả tôm
– Chênh lệch độ mặn giữa ao nuôi và bể tôm giống không quá 5 %o.
– Thả tôm lúc sáng sớm hoặc chiều mát và thả hướng trên gió.
VI. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ
6.1 Cho ăn
Tùy vào điều kiện của từng hộ nuôi mà có thể cho ăn theo phương pháp thủ công hoặc có thể lắp đặt thiết bị máy cho ăn tự động nếu nuôi với mật độ cao nhằm làm giảm chi phí nhân công. Cho tôm ăn theo theo bảng 3 bên dưới, bên cạnh đó còn tùy thuộc vào tình hình thực tế (sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác, thời tiết, …).
Đối với tôm chân trắng tháng đầu tiên ngoài thức ăn tự nhiên thì cho tôm ăn rất quan trọng quyết định đến tỉ lệ sống, tốc độ lớn và độ đồng đều của đàn tôm.
Đa phần những hộ nuôi tôm sú khi chuyển sang nuôi tôm chân trắng thường cho tôm ăn thiếu trong tháng nuôi đầu tiên, làm cho tôm phân đàn và chậm lớn.
Những hộ mới nuôi tôm chân trắng lần đầu thì việc đánh giá tỉ lệ sống trong tháng đầu tiên tương đối khó, vì tôm chân trắng có phần mình cơ thể rất trong và giống màu nước rất khó quan sát có thể sử dụng phương pháp sau đây sẽ giúp phần nào đánh giá được tỉ lệ sống của tôm chân trắng trong tháng nuôi đầu tiên:
Sau khi thả 2-3 ngày dùng vó cho tôm ăn kéo vuông góc với bờ của ao nuôi từ dưới đáy lên, nếu trong vó có >15 con thì tỉ lệ sống tương đối cao.
Khi tôm được 15 ngày tuổi tiến hành đặt sàn ăn và khi tôm được 25 ngày tuổi thì điều chỉnh lượng thức ăn thông qua thời gian ăn hết thức ăn trong sàn.
* Thu hoạch tôm ương:
– Khi tôm được khoảng 20 – 30 ngày tuổi sau đó chuyển sang ao nuôi.
Lưu ý: Trước khi sang tôm cần
– Trước khi sang tôm 5-7 ngày kiểm tra mức độ cong thân của tôm để bổ sung các loại dinh dưỡng như: Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng, kali cho tôm, … khoảng 2-3 ngày liên tục nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm và hạn chế hiện tượng cong thân.
– Chạy quạt ao nuôi liên tục khoảng 6 giờ đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan > 5mg/l và bổ sung khoáng vào.
– Điều chỉnh các yếu tố môi trường giữa ao nuôi và ao ương cân bằng.
– San tôm lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
– Phương pháp thu hoạch tôm ương: sử dụng lưới kéo.
* Giai đoạn tôm từ 1 tháng tuổi trở lên: cho ăn theo theo bảng 4, kết hợp theo dõi chọp khi tôm từ 31 ngày tuổi trở lên để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu thức ăn trong ao nuôi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển sức khỏe của tôm nuôi.
– Cho ăn mỗi ngày 4-5 lần:
+ 6 giờ 30 sáng: 25% lượng thức ăn.
+ 10 giờ trưa: 30% lượng thức ăn.
+ 02 giờ chiều: 30% lượng thức ăn.
+ 06 giờ đêm: 15% lượng thức ăn.
* Một số lưu ý khi cho tôm ăn:
– Cần quản lý chặt thời gian tôm ăn theo từng giai đoạn.
– Kiểm tra và điều chỉnh thức ăn theo chọp:
+ Nếu tôm ăn hết thì tăng lượng thức ăn lên 10-15%
+ Nếu trong chọp còn 5% thì giữ nguyên lượng thức ăn cho lần sau.
+ Nếu trong chọp còn 5-20% thì giảm 10-15% tổng lương thức ăn cho lần sau.
– Nhiệt độ tăng hoặc giảm, trời mưa bảo, thiếu oxy, pH biến động hay lúc tôm lột xác cần giảm lượng thức ăn khoảng 30 – 50% hoặc nhiều hơn.
– Dụng cụ cho ăn cần vệ sinh sạch sẽ và phơi khô sau khi cho ăn.
– Nếu tôm có dấu hiệu bệnh nên giảm hoặc ngừng cho tôm ăn, xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều trị.
6.2 Quản lý môi trường ao nuôi
– Trong quá trình nuôi cần quản lý các yếu tố môi trường nằm trong khoản thích hợp theo phụ lục 5.2 của Thông báo này để tôm phát triển tốt hơn.
– Kiểm tra pH, độ trong 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng và 15 giờ chiều, kiểm tra độ kiềm, NH3 3 ngày/ lần để điều chỉnh cho phù hợp.
– Trong quá trình sinh trưởng, tôm chân trắng cần rất nhiều khoáng, do đó trong ao nuôi nên duy trì độ kiềm từ 120 mg/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomit và thường xuyên bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm 3-5 ngày/lần giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.
– Định kỳ 7-10 ngày/ lần cấy vi sinh để tăng cường mật độ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi hoặc 7-10 ngày/ lần diệt khuẩn ao nuôi kết hợp cấy men vi sinh trở lại sau 48 giờ.
* Quản lý pH và kiềm: pH và độ kiềm là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến đời sống của tôm. Khi pH và độ kiềm tăng hay giảm ngoài khoảng thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi:
– Khắc phục pH thấp: gây tảo và giữ màu nước thích hợp đảm bảo độ trong đạt từ 30 – 40 cm. Trong quá trình nuôi nếu pH < 7,5 cần bón vôi CaO với liều 7 – 10kg/1000m3 nước.
– Khắc phục pH cao: sử dụng mật đường 3kg/1000 m3 kết hợp sử dụng vi sinh hoặc dùng Acid acetic 3-5 kg/1000 m3 kết hợp sử dụng vi sinh.
– Khắc phục độ kiềm thấp: sử dụng Dolomite hoặc CaCO3 với liều 15-20kg/1000m3 vào ban đêm cho đến khi đạt yêu cầu.
– Khắc phục độ kiềm cao: thay nước kết hợp sử dụng EDTA 2-3 kg/1000 m3 vào ban đêm.
* Lưu ý: Tùy vào tình hình thực tế môi trường ao nuôi mà điều chỉnh và bón lượng vôi cho phù hợp.
6.3 Quản lý sức khỏe tôm nuôi
– Hằng ngày quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm trong ao, xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột, … để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường kịp thời xử lý.
– Sử dụng ít nhất từ 02 sàn ăn trở lên để kiểm tra sức khỏe tôm nuôi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý.
– Định kỳ từ 7- 10 ngày chài tôm để xác định tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe tôm cũng như xác định trọng lượng, sản lượng tôm trong ao nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
– Tăng cường bổ sung vitamin C, men tiêu hóa đường ruột, khoáng chất cần thiết và có thể bổ sung thêm nhóm dinh dưỡng tăng cường chức năng gan, giải độc gan trộn cho tôm ăn hàng ngày.
VII. THU HOẠCH
Thời gian nuôi thường khoảng 90 ngày tuổi, tùy vào thời điểm giá cả thị trường, nhu cầu của người nuôi và chất lượng ao nuôi. Khi tôm nuôi đạt trọng lượng từ 15 – 20g/con thì có thể tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 2 giờ sử dụng khoáng tạt canxi để tôm chắc vỏ khỏe mạnh.
>>> Xem thêm Danh sách các hóa chất dùng trong nuôi tôm:
- Hóa chất xử lý nước nuôi thủy sản
- Men vi sinh EM gốc
- VMC – BIO EM
- VMC Iodine 9000
- Nutrimend Titanium
- VMC Baczyme
- VMC Alkaline
- VMC 80
- Super Yucca
- Nutrimend Gold
- VMC Top 80
- VMC Calphot
- VMC OM
Calcium Max - VMC Aqua Gap
- VMC Vitalex
- Yucca hấp thụ khí độc
- Yucca Liquid
- Yucca Power
- Hóa chất xử lý ao
- Polymer Anion
- PAC
- Bicarbonate
- Oxy viên Oxy bột
- Thiosulphate
- Đồng Sulphate
- EDTA 4 Na
- Oxy già 50%
- BKC
- TCCA
- Chlorine 70%
- Thuốc tím
- Bronopol
- Bổ sung khoáng chất
- Caxi Clorua
- Magie Clorua
- Kali Clorua
- Azomite
- Sắt Sulphate
- Mangan Sulphate
- Kẽm Sunphate
- Bổ sung dinh dưỡng
- Vitamic C
- Bột tỏi
- Biolex MB40
- Sorbitol
- Mật rỉ đường
Mọi chi tiết xin liên hệ 0917 811 667
Website: https://www.vietmychem.com.vn